+ -

عَنْ ‌عَائِشَةَ رَضِيَ اللهُ عَنْهَا قَالَتْ:
تَلَا رَسُولُ اللهِ صَلَّى اللهُ عَلَيْهِ وَسَلَّمَ هَذِهِ الْآيَةَ: {هُوَ الَّذِي أَنْزَلَ عَلَيْكَ الْكِتَابَ مِنْهُ آيَاتٌ مُحْكَمَاتٌ هُنَّ أُمُّ الْكِتَابِ وَأُخَرُ مُتَشَابِهَاتٌ فَأَمَّا الَّذِينَ فِي قُلُوبِهِمْ زَيْغٌ فَيَتَّبِعُونَ مَا تَشَابَهَ مِنْهُ ابْتِغَاءَ الْفِتْنَةِ وَابْتِغَاءَ تَأْوِيلِهِ، وَمَا يَعْلَمُ تَأْوِيلَهُ إِلَّا اللَّهُ، وَالرَّاسِخُونَ فِي الْعِلْمِ يَقُولُونَ آمَنَّا بِهِ كُلٌّ مِنْ عِنْدِ رَبِّنَا وَمَا يَذَّكَّرُ إِلَّا أُولُو الْأَلْبَابِ} [آل عمران: 7]. قَالَتْ: قَالَ رَسُولُ اللهِ صَلَّى اللهُ عَلَيْهِ وَسَلَّمَ: «فَإِذَا رَأَيْتِ الَّذِينَ يَتَّبِعُونَ مَا تَشَابَهَ مِنْهُ فَأُولَئِكَ الَّذِينَ سَمَّى اللهُ، فَاحْذَرُوهُمْ».

[صحيح] - [متفق عليه] - [صحيح البخاري: 4547]
المزيــد ...

Bà ‘A-ishah - cầu xin Allah hài lòng về bà - nói:
Thiên Sứ của Allah ﷺ xướng đọc câu Kinh: {Ngài là Đấng đã ban xuống cho Ngươi (Thiên Sứ) Kinh Sách (Qur’an), trong đó, có những câu Muhkam (mang ý cụ thể một cách rõ ràng), chúng là nền tảng của Kinh Sách, còn những câu khác Mushtabihah (mang ý tổng quát cho nhiều vấn đề tương đồng). Cho nên, những kẻ mà trong trái tim của họ có tư tưởng lệch lạc thường đi theo những câu mang ý tổng quát cho nhiều vấn đề tương đồng hầu (khơi dậy làn sóng) chia rẽ (cộng đồng) và suy diễn (chúng) theo ý riêng của mình; và chỉ một mình Allah mới biết rõ ý nghĩa thật sự của chúng. Ngược lại, những người thực sự có kiến thức vững chắc thì bảo: “Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng vào nó (Qur’an), toàn bộ (Qur’an) đều đến từ Thượng Đế của chúng tôi.” Quả thật chỉ những người có hiểu biết vững chắc mới nắm được lời nhắc nhở (của Qur’an).} (chương 3 – Ali ‘Imran: 7). Rồi Thiên Sứ của Allah ﷺ nói với bà: {Khi em thấy những người làm theo những điều Mushtabihah, họ là những kẻ đã bị Allah điểm danh, hãy coi chừng họ.}

[Sahih (chính xác)] - [Do Al-Bukhari và Muslim ghi] - [Sahih Al-Bukhari - 4547]

Giải thích

Thiên Sứ của Allah ﷺ xướng đọc câu Kinh: {Ngài là Đấng đã ban xuống cho Ngươi (Thiên Sứ) Kinh Sách (Qur’an), trong đó, có những câu Muhkam (mang ý cụ thể một cách rõ ràng), chúng là nền tảng của Kinh Sách, còn những câu khác Mushtabihah (mang ý tổng quát cho nhiều vấn đề tương đồng). Cho nên, những kẻ mà trong trái tim của họ có tư tưởng lệch lạc thường đi theo những câu mang ý tổng quát cho nhiều vấn đề tương đồng hầu (khơi dậy làn sóng) chia rẽ (cộng đồng) và suy diễn (chúng) theo ý riêng của mình; và chỉ một mình Allah mới biết rõ ý nghĩa thật sự của chúng. Ngược lại, những người thực sự có kiến thức vững chắc thì bảo: “Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng vào nó (Qur’an), toàn bộ (Qur’an) đều đến từ Thượng Đế của chúng tôi.” Quả thật chỉ những người có hiểu biết vững chắc mới nắm được lời nhắc nhở (của Qur’an).} Trong câu Kinh Allah Toàn năng đã thông tin rằng Ngài là Đấng đã ban xuống Kinh Qur'an cho Nabi của Ngài, trong đó bao gồm những câu Kinh có ý nghĩa rõ ràng, những phán quyết của chúng được hiểu một cách rõ ràng, chúng là nội dung căn bản của Kinh sách và nguồn tham chiếu khi có sự bất đồng, tranh cãi. Bên cạnh đó có những câu Kinh mang nhiều hơn một ý nghĩa, điều này làm cho một số người nhầm lẫn hoặc họ nghĩ rằng có sự mâu thuẫn giữa câu này và câu kia. Sau đó, Allah giải thích cách mọi người tiếp nhận những câu Kinh này. Những người trong lòng có khuynh hướng lệch khỏi chân lý, không muốn sự thật sẽ bỏ qua những câu Kinh Muhkam và chọn lấy những gì tương đồng được chứa đựng trong những câu Mushtabihah. Do đó, họ tìm cách khơi dậy sự nghi ngờ và đánh lừa mọi người, từ đó tìm cách giải thích nó theo những gì phù hợp với mong muốn của riêng họ. Nhưng đối với những người kiên định về kiến thức, họ biết sự tương đồng này, họ đưa điều đó vào Muhkam, họ tin vào điều đó và rằng điều đó là từ Allah Toàn năng, và chúng không thể bị nhầm lẫn hay mâu thuẫn. Tuy nhiên, chỉ những người có đầu óc tỉnh táo mới được nhắc nhở về điều đó. Sau đó, Nabi ﷺ mới căn dặn mẹ của những người có đức tin, bà ‘A-ishah: "Khi em thấy những người làm theo những điều Mushtabihah, họ là những kẻ đã bị Allah điểm danh {là những kẻ mà trong trái tim của họ có tư tưởng lệch lạc} hãy coi chừng họ."

Bản dịch: tiếng Anh tiếng Urdu tiếng Tây Ban Nha tiếng Indonesia Uyghur tiếng Bengali tiếng Pháp tiếng Thổ Nhĩ Kỳ tiếng Nga tiếng Bosnian Sinhala tiếng Ấn Độ tiếng Tagalog Người Kurd Hausa Người Bồ Đào Nha Malayalam Telugu Swahili Tamil Mianma Thái Lan Đức Pushto Asami Albani tiếng Thụy Điển tiếng Amharic tiếng Hà Lan tiếng Gujarati tiếng Kyrgyz tiếng Nepali tiếng Yoruba tiếng Lithuanian tiếng Dari tiếng Serbian tiếng Tajik tiếng Kinyarwanda tiếng Romania tiếng Hungarian Tiềng Séc الموري tiếng Malagasy tiếng Ý tiếng Oromo tiếng Kannada الولوف البلغارية tiếng Azeri اليونانية tiếng Uzbek tiếng Ukrainian الجورجية اللينجالا المقدونية
Xem nội dung bản dịch

Những bài học rút từ Hadith

  1. Những câu Kinh Muhkam là những câu Kinh mang ý nghĩa rõ ràng cụ thể theo đúng nghĩa đen của chúng. Những câu Kinh Mushtabihah là những câu Kinh mang nhiều hơn một ý nghĩa, cần có sự nghiên cứu và xem xét.
  2. Cảnh báo về việc giao du với những người lệch lạc, tà giáo, nhóm người Bid’ah và những người gây chuyện để lừa gạt mọi người và khiến họ nghi ngờ, nên tránh xa họ.
  3. Câu khi kết thúc bằng câu: {Quả thật chỉ những người có hiểu biết vững chắc mới nắm được lời nhắc nhở (của Qur’an)} nghĩa là khiển trách kẻ lệch lạc, khen tặng người kiên định, nghĩa là: Kẻ không ghi nhớ, không học hỏi, chỉ chạy theo dục vọng, không phải là người hiểu biết.
  4. Việc làm theo Mushtabihah khiến con tim bị lệch lạc.
  5. Cần phải đưa các câu Kinh Mushtabihah trở về với các câu Kinh Muhkam để tham chiếu bởi vì các câu Kinh Muhkam mang ý nghĩa rõ ràng cụ thể.
  6. Allah Toàn Năng đã làm cho một số câu Kinh Qur'an là Muhkam và một số khác là Mushtabihah, nhằm thử thách con người để phân biệt người có đức tin với người lầm lạc.
  7. Việc trong Qur’an có các câu Kinh Mushtabihah: Thể hiện sự vượt trội của các ‘Ulama - học giả - so với những người khác, cũng như công bố về sự thiếu sót của trí tuệ của họ, để biết đầu hàng trước Đấng Tạo Hoá và thừa nhận sự yếu kém của mình.
  8. Giá trị của việc giữ vững lập trường trong kiến thức và sự cần thiết của sự kiên định trong đó.
  9. Về việc dừng lại ở nơi {Allah} thông qua lời phán của Ngài: {và chỉ một mình Allah mới biết rõ ý nghĩa thật sự của chúng. Ngược lại, những người thực sự có kiến thức vững chắc} các học giả Tafsir có hai luồng quan điểm. Những người dừng lại ở nơi {Allah} nói rằng: Ta'wil, ý nghĩa của nó là biết rõ về bản chất thật của một sự vật cũng như những gì không có cách nào để hiểu được, chẳng hạn như vấn đề về linh hồn và Giờ Tận Thế, điều mà Allah giữ riêng cho Ngài và những người có nền tảng kiến thức vững chắc thì hoàn toàn tin tưởng và giao phó những sự thật của nó cho Allah, vì vậy họ phục tùng và thần phục. Và những ai không dừng lại nơi {Allah} thì cho rằng Tawil, ý nghĩa của nó là sự diễn giải lời mặc khải và làm sáng tỏ; theo đó, Allah biết và những người có nền tảng kiến thức vững chắc cũng biết, họ tin tưởng vào điều đó và đưa chúng trở lại những ý nghĩa của Muhkam để tham chiếu.