عن أبي هريرة رضي الله عنه مرفوعاً: «من كان يؤمن بالله واليوم الآخر فليقل خيرًا أو ليصْمُت، ومن كان يؤمن بالله واليوم الآخر فليُكْرِم جارَه، ومن كان يؤمن بالله واليوم الآخر فليكرم ضَيْفَه».
[صحيح] - [متفق عليه]
المزيــد ...

Ông Abu Huroiroh – cầu xin Allah hài lòng về ông – thuật lại rằng Thiên Sứ của Allah – cầu xin Allah ban bằng an và phúc lành cho Người – nói:"Ai có đức tin nơi Allah và Ngày Sau Cùng thì hãy nói điều tốt đẹp hoặc im lặng. Ai có đức tin nơi Allah và Ngày Sau Cùng thì hãy tử tế với háng xóm của mình. Và ai có đức tin nơi Allah và Ngày Sau Cùng thì hãy hiếu khách."
Sahih (chính xác) - Do Al-Bukhari và Muslim ghi

Giải thích

Hadith do ông Abu Huroiroh – cầu xin Allah hài lòng về ông – thuật lại từ Thiên Sứ của Allah – cầu xin Allah ban bằng an và phúc lành cho Người – là một Hadith với các nền tảng xã hội toàn diện. Thiên Sứ của Allah nói: "Ai có đức tin nơi Allah và Ngày Sau Cùng..." đây là câu điều kiện, mệnh đề chính của nó là "thì hãy nói điều tốt đẹp hoặc im lặng." Ý nghĩa của câu điều kiện này là thúc giục và kêu gọi nói điều tốt hoặc im lặng, như thể Người nói: Nếu ngươi tin nơi Allah và Ngày Sau Cùng thì hãy nói điều tốt hoặc im lặng. "Hãy nói điều tốt đẹp" không phải người đó nói lời tốt đẹp về bản thân mình mà y nói lời làm vui tươi buổi ngồi họp mặt của y, vì điều này là tốt vì nó tạo nên sự yêu mến, xóa bỏ sự cô đơn và có được sự thân thiện. "Ai có đức tin nơi Allah và Ngày Sau Cùng thì hãy tử tế với háng xóm của mình" Đó là hàng xóm gần nhà, và có vẻ như nó bao gồm cả hàng xóm trong cửa hàng, tuy nhiên, ý biểu hiện rõ nét nhất là hàng xóm gần nhà, và láng giềng càng gần nhà thì quyền của anh ta càng lớn. Thiên Sứ của Allah – cầu xin Allah ban bằng an và phúc lành cho Người – đã dùng cụm từ "tử tế" khi nói "c2">“hãy tử tế với háng xóm của mình” chứ Người không nói hãy cho họ dirham, Sadaqah, quần áo hoặc những thứ tương tự. Những gì mang ý nghĩa chung chung trong luật Shari'ah thì nó sẽ được dựa trên phong tục tập quán. Vì vậy, tử tế không phải là điều cụ thể nào đó mà nó là những gì được con người coi là tử tế, nó khác nhau giữa người hàng xóm này với người hàng xóm kia, có thể sự tử tế với một người hàng xóm nghèo bằng một ổ bánh mì nhưng nó lại không đủ tử tế với một người hàng xóm giàu có, và người hàng xóm bần hàn có thể hài lòng với điều nhỏ nhặt nhất trong việc tử tế nhưng người hàng xóm cao sang thì cần nhiều hơn thế. Người hàng xóm: là người sống gần kề hay là đối tác làm ăn hay ngược lại, hoặc là gì? Khái niệm này cũng phải dựa theo phong tục tập quán. Lời của Thiên Sứ: "Và ai có đức tin nơi Allah và Ngày Sau Cùng thì hãy hiếu khách", khách là ghé thăm nhà của bạn, hoặc một người đi đường dừng chân tại nhà của bạn, đây là một vị khách phải được trân trọng với những gì được coi là hiếu khách. Một số học giả - cầu xin Allah thương xót họ - nói rằng: Sự hiếu khách là bắt buộc nếu ở các làng quê, tức là các thành phố nhỏ, còn ở các thành phố lớn thì không bắt buộc. Bởi vì những nơi này có nhà hàng và khách sạn, còn những ngôi làng nhỏ thì cần một nơi để ở. Tuy nhiên, hadith dường như mang ý nghĩa chung chung: "thì hãy hiếu khách."

Bản dịch: tiếng Anh tiếng Pháp tiếng Tây Ban Nha tiếng Thổ Nhĩ Kỳ tiếng Urdu tiếng Indonesia tiếng Bosnian tiếng Nga tiếng Bengali tiếng Trung Quốc tiếng Ba Tư tiếng Tagalog tiếng Ấn Độ Sinhala Uyghur Người Kurd Hausa Người Bồ Đào Nha Malayalam Telugu Swahili Tamil Mianma Thái Lan Đức Nhật Bản Pushto Asami Albani السويدية الأمهرية الهولندية الغوجاراتية الدرية
Xem nội dung bản dịch

Những bài học rút từ Hadith

  1. Cảnh báo về những điều xấu do chiếc lưỡi gây ra và một người nên suy nghĩ về những gì mình muốn nói.
  2. Bắt buộc phải im lặng trừ phi nói điều tốt đẹp.
  3. Cho biết quyền của người hàng xóm, kêu gọi tử tế với người hàng xóm láng giềng.
  4. Lệnh phải hiểu khách, và đó là văn hóa lễ nghĩa của Islam và đạo đức của các vị Nabi.
  5. Tôn giáo Islam là tôn giáo của sự thân thiện, gần gũi và hài hòa, không giống như những tôn giáo khác.
  6. Đức tin nơi Allah và Ngày Cuối Cùng là nguồn gốc của mọi điều tốt đẹp, nó truyền cảm hứng cho sự mong đợi, sợ hãi và hy vọng, nó là căn bản cũng như động cơ mạnh nhất để tuân thủ.
  7. Lời nói chứa đựng cái xấu và tốt, và điều gì không phải là tốt thì bản thân nó là xấu.
  8. Rằng những phẩm chất này là phong thái của người có đức tin, thuộc nền đạo đức cao đẹp.
  9. Rằng các việc làm của thể xác biểu hiện đức tin bên trong.
  10. Đức tin có tăng và có giảm.
Thêm