+ -

عن عبد الله بن عمرو بن العاص رضي الله عنهما عن النبي صلى الله عليه وسلم قال:
«الْكَبَائِرُ: الْإِشْرَاكُ بِاللهِ، وَعُقُوقُ الْوَالِدَيْنِ، وَقَتْلُ النَّفْسِ، وَالْيَمِينُ الْغَمُوسُ».

[صحيح] - [رواه البخاري] - [صحيح البخاري: 6675]
المزيــد ...

Ông 'Abdullah bin 'Amru bin Al-'Ass thuật lại lời Nabi ﷺ:
{Những đại trọng tội là: Shirk với Allah, bất hiếu với cha mẹ, giết người và thề Ghamus.}

[Sahih (chính xác)] - [Do Al-Bukhari ghi lại] - [Sahih Al-Bukhari - 6675]

Giải thích

Nabi ﷺ trình bày rõ về những đại trọng tội đe dọa người vi phạm bằng một lời cảnh báo nghiêm khắc ở thế giới này và Đời Sau.
Đại trọng tội thứ nhất: Shirk với Allah. Đó là hướng bất kỳ hình thức thờ phượng đến những thứ khác ngoài Allah, và đánh đồng những thứ khác ngoài Allah với Allah về những đặc điểm dành riêng một mình Allah về thần tính, quyền tể trị, danh tính và thuộc tính của Ngài.
Đại trọng tội thứ hai: Bất hiếu với cha mẹ. Đó là bất cứ điều gì vô lễ và gây tổn hại cho cha mẹ, dù bằng lời nói hay hành động, và không đối xử tử tế với cha mẹ.
Đại trọng tội thứ ba: Giết người. Đó là giết người không chính đáng, chẳng hạn như giết người một cách bất công và oán hận.
Đại trọng tội thứ tư: Thề Ghamus. Đó là cố ý thề thốt dối trá. Ghamus có nghĩa bị nhấn chìm, sở dĩ thề thốt dối trá được gọi là thề Ghamus là bởi vì nó nhấn chìm chủ nhân của nó trong tội lỗi hoặc trong Hỏa Ngục.

Bản dịch: tiếng Anh tiếng Urdu tiếng Tây Ban Nha tiếng Indonesia Uyghur tiếng Bengali tiếng Pháp tiếng Thổ Nhĩ Kỳ tiếng Nga tiếng Bosnian Sinhala tiếng Ấn Độ tiếng Trung Quốc tiếng Ba Tư tiếng Tagalog Người Kurd Hausa Người Bồ Đào Nha Malayalam Telugu Swahili Tamil Mianma Thái Lan Đức Nhật Bản Pushto Asami Albani tiếng Thụy Điển tiếng Amharic tiếng Hà Lan tiếng Gujarati tiếng Kyrgyz tiếng Nepali tiếng Yoruba tiếng Lithuanian tiếng Dari tiếng Serbian tiếng Somali tiếng Kinyarwanda tiếng Romania Tiềng Séc tiếng Malagasy tiếng Ý tiếng Oromo tiếng Kannada tiếng Ukrainian
Xem nội dung bản dịch

Những bài học rút từ Hadith

  1. Thề Ghamus không có sự chuộc tội vì mức độ xấu và nguy hiểm của nó, mà nó phải cần có sự sám hối.
  2. Việc giới hạn đề cập đến bốn tội lỗi lớn này trong Hadith là nhằm cho thấy tính nghiêm trọng của chúng chứ không mang ý rằng chúng chỉ có bấy nhiêu.
  3. Tội lỗi được chia thành tội lớn và tội nhỏ, và tội lớn là: mọi tội mà có hình phạt trần thế, chẳng hạn như áp dụng mức án và nguyền rủa, hoặc lời cảnh báo trừng phạt ở Đời Sau, chẳng hạn như cảnh báo về Hỏa Ngục; và các tội lớn có các mức độ khác nhau, một số nghiêm trọng hơn một số khác trong sự cấm đoán; và những tội nhỏ là những tội khác ngoài những tội lớn.