عن أبي سعيد الخدري رضي الله عنه أن رسول الله -صلى الله وعليه وسلم- قال: «لا ضَرَرَ ولا ضِرَارَ».
[صحيح] - [رواه ابن ماجه من حديث أبي سعيد الخدري -رضي الله عنه- ومن حديث عبادة بن الصامت -رضي الله عنه-. ورواه أحمد من حديث عبادة بن الصامت -رضي الله عنه-. ورواه مالك من حديث عمرو بن يحي المازني مرسلا]
المزيــد ...

Ông Abu Sa'eed Al-Khudri – cầu xin Allah hài lòng về ông – thuật lại rằng Thiên Sứ của Allah – cầu xin Allah ban bằng an và phúc lành cho Người – nói:"La dharar (Không hại người không hại mình) wa la dhiraar (và không hại người đã hại mình một cách quá giới hạn cho phép của giáo lý Islam)."
Sahih (chính xác) - Do Ibnu Maajah ghi

Giải thích

Hadith là nguyên tắc giới luật của tôn giáo Islam cũng như các quy tắc đạo đức và quan hệ ứng xử giữa mọi người. Đó là không được gây hại đến mọi người dưới mọi hình thức. Việc gây hại bị cấm và việc loại trừ nó là nghĩa vụ bắt buộc, không được phép loại trừ sự gây hại bằng sự gây hại; sự gây hại là bị cấm.

Bản dịch: tiếng Anh tiếng Pháp tiếng Tây Ban Nha tiếng Thổ Nhĩ Kỳ tiếng Urdu tiếng Indonesia tiếng Bosnian tiếng Nga tiếng Bengali tiếng Trung Quốc tiếng Ba Tư tiếng Tagalog tiếng Ấn Độ Sinhala Uyghur Người Kurd Hausa Người Bồ Đào Nha Malayalam Telugu Swahili Tamil Mianma Thái Lan Đức Nhật Bản Pushto Asami Albani السويدية الأمهرية الهولندية الغوجاراتية الدرية
Xem nội dung bản dịch

Những bài học rút từ Hadith

  1. Thiên Sứ của Allah – cầu xin Allah ban bằng an và phúc lành cho Người – nói lời ngắn mang nhiều ý nghĩa, và đây là một trong các phong cách của Người trong lối diễn đạt.
  2. Sự gây hại phải được loại trừ.
  3. Nghiêm cấm việc đáp trả hành vi gây hại cho mình một cách quá đáng, vượt quá mức của sự việc.
  4. Allah không ra lệnh cho đám bề tôi của Ngài một điều gì đó gây hại họ.
  5. Phủ nhận trong các Hadith mang ý cấm đoán.
  6. Cấm gây hại dù là bằng lời nói, hành vi hay việc từ bỏ.
  7. Tôn giáo Islam là tôn giáo an lành.
  8. Hadith này được coi là một quy tắc của luật Shari'a; và luật Shari'ah không thừa nhận sự gây hại và phản đối việc đáp trả hành vi gây hại hơn những gì thỏa đáng.
  9. Có sự khác biệt giữa dharar và dhiraar không? Một số học giả cho rằng hai ngôn từ này mang cùng một nội dung, nó được diễn đạt như vậy chỉ để nhấn mạnh vấn đề muốn nói. Tuy nhiên, luồng quan điểm được biết đến nhiều nhất là hai ngôn từ này có sự khác biệt. Có người nói: Dharar là một danh từ còn dhiraar là một động từ, ý nghĩa của hai ngôn từ này là gây hại, bản thân của sự gây hại là bị cấm trong giáo luật và việc gây hại không chính đáng cũng mang giới luật tương tự. Có người nói: Dharar là gây tổn hại cho người khác bằng những gì anh ta có thể có lợi, còn dhiraar là gây tổn hại cho người khác với những điều không mang lại lợi ích cho anh ta; và một nhóm học giả đã chọn câu nói này chẳng hạn như Ibnu Abdu Al-Bar và Ibnu Assalah. Có người nói: Dharar là hại người không hại mình, còn dhiraar là hại người đã hại mình một cách vượt mức thỏa đáng. Dù thế nào đi nữa, Thiên Sứ của Allah – cầu xin Allah ban bằng an và phúc lành cho Người – cấm gây hại người khác một cách không chính đáng.