+ -

عَنْ أَبي هُرَيْرَةَ رضي الله عنه قَالَ: قَالَ رَسُولُ اللهِ صَلَّى اللهُ عَلَيْهِ وَسَلَّمَ:
«مَا مِنْ صَاحِبِ ذَهَبٍ وَلَا فِضَّةٍ، لَا يُؤَدِّي مِنْهَا حَقَّهَا، إِلَّا إِذَا كَانَ يَوْمُ الْقِيَامَةِ، صُفِّحَتْ لَهُ صَفَائِحُ مِنْ نَارٍ، فَأُحْمِيَ عَلَيْهَا فِي نَارِ جَهَنَّمَ، فَيُكْوَى بِهَا جَنْبُهُ وَجَبِينُهُ وَظَهْرُهُ، كُلَّمَا بَرَدَتْ أُعِيدَتْ لَهُ، فِي يَوْمٍ كَانَ مِقْدَارُهُ خَمْسِينَ أَلْفَ سَنَةٍ، حَتَّى يُقْضَى بَيْنَ الْعِبَادِ، فَيَرَى سَبِيلَهُ، إِمَّا إِلَى الْجَنَّةِ، وَإِمَّا إِلَى النَّارِ» قِيلَ: يَا رَسُولَ اللهِ، فَالْإِبِلُ؟ قَالَ: «وَلَا صَاحِبُ إِبِلٍ لَا يُؤَدِّي مِنْهَا حَقَّهَا، وَمِنْ حَقِّهَا حَلَبُهَا يَوْمَ وِرْدِهَا، إِلَّا إِذَا كَانَ يَوْمُ الْقِيَامَةِ، بُطِحَ لَهَا بِقَاعٍ قَرْقَرٍ، أَوْفَرَ مَا كَانَتْ، لَا يَفْقِدُ مِنْهَا فَصِيلًا وَاحِدًا، تَطَؤُهُ بِأَخْفَافِهَا وَتَعَضُّهُ بِأَفْوَاهِهَا، كُلَّمَا مَرَّ عَلَيْهِ أُولَاهَا رُدَّ عَلَيْهِ أُخْرَاهَا، فِي يَوْمٍ كَانَ مِقْدَارُهُ خَمْسِينَ أَلْفَ سَنَةٍ، حَتَّى يُقْضَى بَيْنَ الْعِبَادِ، فَيَرَى سَبِيلَهُ إِمَّا إِلَى الْجَنَّةِ، وَإِمَّا إِلَى النَّارِ» قِيلَ: يَا رَسُولَ اللهِ، فَالْبَقَرُ وَالْغَنَمُ؟ قَالَ: «وَلَا صَاحِبُ بَقَرٍ، وَلَا غَنَمٍ، لَا يُؤَدِّي مِنْهَا حَقَّهَا، إِلَّا إِذَا كَانَ يَوْمُ الْقِيَامَةِ بُطِحَ لَهَا بِقَاعٍ قَرْقَرٍ، لَا يَفْقِدُ مِنْهَا شَيْئًا، لَيْسَ فِيهَا عَقْصَاءُ، وَلَا جَلْحَاءُ، وَلَا عَضْبَاءُ تَنْطَحُهُ بِقُرُونِهَا وَتَطَؤُهُ بِأَظْلَافِهَا، كُلَّمَا مَرَّ عَلَيْهِ أُولَاهَا رُدَّ عَلَيْهِ أُخْرَاهَا، فِي يَوْمٍ كَانَ مِقْدَارُهُ خَمْسِينَ أَلْفَ سَنَةٍ، حَتَّى يُقْضَى بَيْنَ الْعِبَادِ، فَيَرَى سَبِيلَهُ إِمَّا إِلَى الْجَنَّةِ، وَإِمَّا إِلَى النَّارِ» قِيلَ: يَا رَسُولَ اللهِ، فَالْخَيْلُ؟ قَالَ: «الْخَيْلُ ثَلَاثَةٌ: هِيَ لِرَجُلٍ وِزْرٌ، وَهِيَ لِرَجُلٍ سِتْرٌ، وَهِيَ لِرَجُلٍ أَجْرٌ، فَأَمَّا الَّتِي هِيَ لَهُ وِزْرٌ، فَرَجُلٌ رَبَطَهَا رِيَاءً وَفَخْرًا وَنِوَاءً عَلَى أَهْلِ الْإِسْلَامِ، فَهِيَ لَهُ وِزْرٌ، وَأَمَّا الَّتِي هِيَ لَهُ سِتْرٌ، فَرَجُلٌ رَبَطَهَا فِي سَبِيلِ اللهِ، ثُمَّ لَمْ يَنْسَ حَقَّ اللهِ فِي ظُهُورِهَا وَلَا رِقَابِهَا، فَهِيَ لَهُ سِتْرٌ وَأَمَّا الَّتِي هِيَ لَهُ أَجْرٌ، فَرَجُلٌ رَبَطَهَا فِي سَبِيلِ اللهِ لِأَهْلِ الْإِسْلَامِ، فِي مَرْجٍ وَرَوْضَةٍ، فَمَا أَكَلَتْ مِنْ ذَلِكَ الْمَرْجِ، أَوِ الرَّوْضَةِ مِنْ شَيْءٍ، إِلَّا كُتِبَ لَهُ، عَدَدَ مَا أَكَلَتْ حَسَنَاتٌ، وَكُتِبَ لَهُ، عَدَدَ أَرْوَاثِهَا وَأَبْوَالِهَا، حَسَنَاتٌ، وَلَا تَقْطَعُ طِوَلَهَا فَاسْتَنَّتْ شَرَفًا، أَوْ شَرَفَيْنِ، إِلَّا كَتَبَ اللهُ لَهُ عَدَدَ آثَارِهَا وَأَرْوَاثِهَا حَسَنَاتٍ، وَلَا مَرَّ بِهَا صَاحِبُهَا عَلَى نَهْرٍ، فَشَرِبَتْ مِنْهُ وَلَا يُرِيدُ أَنْ يَسْقِيَهَا، إِلَّا كَتَبَ اللهُ لَهُ، عَدَدَ مَا شَرِبَتْ، حَسَنَاتٍ» قِيلَ: يَا رَسُولَ اللهِ، فَالْحُمُرُ؟ قَالَ: «مَا أُنْزِلَ عَلَيَّ فِي الْحُمُرِ شَيْءٌ، إِلَّا هَذِهِ الْآيَةَ الْفَاذَّةُ الْجَامِعَةُ»: {فَمَنْ يَعْمَلْ مِثْقَالَ ذَرَّةٍ خَيْرًا يَرَهُ، وَمَنْ يَعْمَلْ مِثْقَالَ ذَرَّةٍ شَرًّا يَرَهُ} [الزلزلة: 8].

[صحيح] - [متفق عليه] - [صحيح مسلم: 987]
المزيــد ...

Ông Abu Huroiroh thuật lại rằng Thiên Sứ của Allah ﷺ nói:
{Bất cứ người chủ sở hữu vàng bạc nào không thực hiện nghĩa vụ về nó, vào Ngày Phục sinh, chúng sẽ được nấu chảy từ lửa thành những tấm cho y và được nung nóng trong Hỏa Ngục, hông, trán và lưng của y sẽ bị tra tấn với chúng. Mỗi khi những tấm đó nguội đi, chúng sẽ được núng nóng trở lại. Và (y sẽ bị tra tấn như vậy) trong một ngày tương đương với năm mươi ngàn năm cho đến khi sự phán xét giữa đám bề tôi đã được hoàn tất và y nhìn thấy con đường của mình, đến Thiên Đàng hoặc Hỏa Ngục.}

[Sahih (chính xác)] - [Do Al-Bukhari và Muslim ghi] - [Sahih Muslim - 987]

Giải thích

Nabi ﷺ cho biết về các loại tải sản và phần thưởng phạt cho những người không xuất Zakah vào Ngày Phục Sinh, bao gồm:
Thứ nhất: Vàng, bạc và những thứ tương tự, chẳng hạn như của cải và hàng hóa buôn bán, là những thứ cần phải xuất Zakah nhưng không được thực hiện. Vì vậy, vào Ngày Phục Sinh, chúng sẽ được nấu chảy và đổ thành từng tấm rồi đốt lên trong lửa của Hoả Ngục, và chủ nhân của chúng sẽ bị tra tấn bằng những tấm nung nóng này, hông, trán và lưng của y sẽ bị chúng là (ủi) vào. Bất cứ khi nào chúng nguội đi, chúng sẽ lại được nung nóng. Và sự tra tấn này diễn ra trong suốt Ngày Phục Sinh, ngày mà thời gian của nó tương tương với năm mươi ngàn năm, cho đến khi Allah phán xét giữa các tạo vật, và họ sẽ biết địa điểm mình cư ngụ, Thiên Đàng hay Hỏa Ngục.
Thứ hai: Chủ sở hữu những con lạc đà không xuất Zakah và thực hiện nghĩa vụ về chúng, bao gồm cả việc vắt sữa chúng cho những người nghèo lùa chúng vào chuồng, vì vậy vào Ngày Phục Sinh, những con lạc đà này được mang đến tất cả, đều là những con to béo, nhiều hơn số lượng ban đầu, và chủ nhân của chúng bị kéo căng ra cho chúng trên một mặt đất rộng, bằng phẳng, dùng chân giẫm đạp họ và dùng răng cắn họ, khi nào con này thực hiện xong thì con khác lại tiếp tục, cứ như thế, và các chủ nhân của chúng sẽ tiếp tục ở trong trạng thái đau khổ này trong suốt Ngày Phục Sinh, ngày mà thời gian của nó kéo dài năm mươi ngàn năm, cho đến khi Allah phán xét giữa đám bề tôi của Ngài, và họ sẽ biết mình sẽ biết địa điểm mình cư ngụ, Thiên Đàng hay Hỏa Ngục.
Thứ ba: Chủ sở hữu bò và cừu - cừu và dê - không thực hiện nghĩa Zakah bắt buộc, vì vậy vào Ngày Phục Sinh, chúng được mang đến với số lượng như số lượng ban đầu, không thiếu con nào, và chủ nhân của chúng bị bắt nằm trên một mặt đất rộng, bằng phẳng, những con có sừng cong hoặc không có sừng hoặc chiếc sừng bị gãy, sẽ trở lại điểm hoàn hảo nó đâm vào người y bằng sừng chúng và chúng sẽ giập đạp y bằng gân guốc của chúng, và khi con này kết thúc thì con khác lại tiếp tục. Tình trạng đau khổ này sẽ tiếp tục trong suốt Ngày Phục Sinh, ngày mà thời gian của nó kéo dài năm mươi ngàn năm, cho đến khi Allah phán xét giữa đám bề tôi của Ngài, và họ sẽ biết địa điểm mình cư ngụ, Thiên Đàng hay Hỏa Ngục.
Thứ tư: Về ngựa thì có ba loại:
Thứ nhất: Đó là một gánh nặng đối với người chủ, nếu như anh ta dùng chúng để thể hiện việc phô trương giả tạo, kiêu ngạo và để gây chiến chống lại người của Islam.
Thứ hai: Đó là vật che chắn cho người chủ, nếu anh ta dùng chúng cho con đường của Allah, sau đó đối xử tử tế với chúng và cung cấp cho chúng thức ăn đầy đủ và những thứ cần thiết, bao gồm cả việc để chúng làm giống.
Thứ ba: Đó là phần thưởng dành cho anh ta, nếu anh ta dùng chúng để chuẩn bị cho người Muslim đi Jihad vì con đường của Allah, và khi chúng vẫn ở trên đồng cỏ để chăn thả chủ nhân của chúng sẽ được ghi cho ân phước theo số lượng những gì mà chúng đã ăn trên đồng cỏ, theo phân và nước tiểu của chúng, và ngay cải chúng làm đứt sợi dây buộc và chạy mất thì chủ nhân của chúng cũng được ân phước theo dấu vết và phân của chúng; và mỗi khi chủ nhân của chúng dắt chúng đi ngang qua sông và chúng đã uống nước từ con sông đó mặc dù chủ nhân của chúng không có ý dắt chúng đi uống nước từ nguồn sông đó, Allah cũng ghi cho y ân phước theo mức lượng nước mà chúng đã uống.
Sau đó, Thiên Sứ của Allah ﷺ được hỏi về con lừa liệu chúng có giống như ngựa không?
Người ﷺ nói: Không có gì được mặc khải xuống cho Người về nó ngoại trừ câu Kinh mang ý nghĩa tổng quát, nó nói chung cho tất cả các loại vâng phục và bất tuân. Đó là lời phán của Allah, Đấng Toàn Năng: {Vì vậy, bất cứ ai hành thiện dù việc thiện đó chỉ nhỏ bằng hạt bụi, y cũng sẽ thấy nó. Và bất cứ ai làm việc xấu dù việc xấu đó chỉ nhỏ bằng hạt bụi, y cũng sẽ thấy nó.} [Chương 99 - Al-Zalzalah: 7, 8]. Vì vậy, ai sử dụng nó để vâng phục Allah thì sẽ thấy phần thưởng cho việc đó, và ai sự dụng nó vào việc không vâng lời Allah thì sẽ thấy hình phạt cho điều đó, và điều này bao hàm mọi hành động.

Bản dịch: tiếng Anh tiếng Urdu tiếng Tây Ban Nha tiếng Indonesia Uyghur tiếng Bengali tiếng Pháp tiếng Thổ Nhĩ Kỳ tiếng Nga tiếng Bosnian Sinhala tiếng Ấn Độ tiếng Trung Quốc tiếng Ba Tư tiếng Tagalog Người Kurd Hausa Người Bồ Đào Nha Malayalam Swahili Thái Lan Đức Pushto Asami tiếng Amharic tiếng Hà Lan tiếng Gujarati tiếng Romania tiếng Oromo
Xem nội dung bản dịch

Những bài học rút từ Hadith

  1. Nghĩa vụ đóng Zakah và sự cảnh báo nghiêm trọng cho việc không thực hiện nghĩa vụ này.
  2. Việc không thực hiện Zakah do lười biếng và xao lãng không phải là người vô đức tin, nhưng đó là hành động nguy hiểm nghiêm trọng.
  3. Một người được khen thưởng vì những chi tiết xảy ra trong các hành động vâng lời, nếu anh ta có tâm định cho nền tảng của chúng, ngay cả khi anh ta không có ý định về những chi tiết đó.
  4. Đối với tài sản, ngoài nghĩa vụ Zakah còn có những nghĩa vụ khác.
  5. Một trong những nghĩa vụ về lạc đà là phải vắt sữa cho những người nghèo khi họ đến nơi uống nước của lạc đà, để tạo điều kiện dễ dàng cho người nghèo hơn là đến nhà và là hành động tử tế hơn với đàn gia súc. Ibnu Battal đã nói: Tài sản có hai nghĩa vụ: nghĩa vụ cá nhân và những thứ khác; và vắt sữa là một trong những nghĩa vụ thuộc về đạo đức cao đẹp.
  6. Lạc đà, bò và cừu có quyền bắt buộc phải duy trì con giống của chúng nếu chúng được yêu cầu.
  7. Phán quyết về con lừa và tất cả những gì không được đề cập trong văn bản giáo lý: Nó được bao hàm trong lời phán của Allah, Đấng toàn năng: {Vì vậy, bất cứ ai hành thiện dù việc thiện đó chỉ nhỏ bằng hạt bụi, y cũng sẽ thấy nó. Và bất cứ ai làm việc xấu dù việc xấu đó chỉ nhỏ bằng hạt bụi, y cũng sẽ thấy nó.} [Chương 99 - Al-Zalzalah: 7, 8].
  8. Câu Kinh chứa đựng sự khuyến khích làm điều tốt dù ít, và cảnh báo làm điều xấu dù không đáng là gì.
Thêm