+ -

عن عبد الله بن عمر رضي الله عنهما قال:
سَمِعَ النَّبِيُّ صَلَّى اللهُ عَلَيْهِ وَسَلَّمَ رَجُلًا يَعِظُ أَخَاهُ فِي الْحَيَاءِ، فَقَالَ: «الْحَيَاءُ مِنَ الْإِيمَانِ».

[صحيح] - [متفق عليه] - [صحيح مسلم: 36]
المزيــد ...

Ông 'Abdullah bin 'Umar kể:
Khi Nabi ﷺ nghe một người đàn ông khuyên người anh em của anh ta về tính mắc cỡ và xấu hổ, Người nói: {Mắc cở, xấu hổ là một phần của đức tin.}

[Sahih (chính xác)] - [Do Al-Bukhari và Muslim ghi] - [Sahih Muslim - 36]

Giải thích

Khi Nabi ﷺ nghe thấy một người đàn ông khuyên người anh em của mình bỏ tính mắc cỡ và xấu hổ! Vì vậy, Người nói cho người đàn ông đó biết rằng tính mắc cỡ và xấu hổ là một phần của đức tin và nó chỉ mang lại điều tốt.
Tính mắc cỡ và xấu hổ là một thái độ dẫn đến việc làm điều tốt đẹp và từ bỏ điều xấu xa.

Bản dịch: tiếng Anh tiếng Urdu tiếng Tây Ban Nha tiếng Indonesia Uyghur tiếng Bengali tiếng Pháp tiếng Thổ Nhĩ Kỳ tiếng Nga tiếng Bosnian Sinhala tiếng Ấn Độ tiếng Trung Quốc tiếng Ba Tư tiếng Tagalog Người Kurd Hausa Người Bồ Đào Nha Malayalam Telugu Swahili Tamil Mianma Thái Lan Đức Nhật Bản Pushto Asami Albani tiếng Thụy Điển tiếng Amharic tiếng Hà Lan tiếng Gujarati tiếng Kyrgyz tiếng Nepali tiếng Yoruba tiếng Lithuanian tiếng Dari tiếng Serbian tiếng Somali tiếng Tajik tiếng Kinyarwanda tiếng Romania tiếng Hungarian Tiềng Séc الموري tiếng Oromo tiếng Kannada الولوف البلغارية tiếng Azeri tiếng Uzbek tiếng Ukrainian الجورجية اللينجالا المقدونية
Xem nội dung bản dịch

Những bài học rút từ Hadith

  1. Những gì ngăn cản bạn làm điều tốt không được gọi là mắc cỡ và xấu hổ, mà nó được gọi là nhút nhát, bất lực, hèn và nhu nhược.
  2. Sự mắc cở và xấu hổ với Allah Toàn Năng là làm theo những gì mà Ngài đã truyền lệnh, và bỏ đi những điều Ngài cấm đoán.
  3. Mắc cỡ và xấu hổ đối với con người là bằng cách tôn trọng họ, đặt họ đúng vào vị trí và vai trò của họ và tránh những gì thường được xem là hành vi xấu.
Thêm