عَنْ أَبِي هُرَيْرَةَ رضي الله عنه عَنِ النَّبِيِّ صلى الله عليه وسلم قَالَ:
«دَعُونِي مَا تَرَكْتُكُمْ، إِنَّمَا هَلَكَ مَنْ كَانَ قَبْلَكُمْ بِسُؤَالِهِمْ وَاخْتِلَافِهِمْ عَلَى أَنْبِيَائِهِمْ، فَإِذَا نَهَيْتُكُمْ عَنْ شَيْءٍ فَاجْتَنِبُوهُ، وَإِذَا أَمَرْتُكُمْ بِأَمْرٍ فَأْتُوا مِنْهُ مَا اسْتَطَعْتُمْ».
[صحيح] - [متفق عليه] - [صحيح البخاري: 7288]
المزيــد ...
Ông Abu Huroiroh thuật lại lời Nabi ﷺ:
{Đừng hỏi Ta những thứ mà Ta đã bỏ qua cho các ngươi, quả thật những người thời trước các ngươi đã bị hủy diệt chỉ vì sự thắc mắc và làm trái với các vị Nabi của họ. Vì vậy, nếu điều gì Ta cấm các ngươi, các ngươi hãy tránh; và nếu điều gì Ta ra lệnh cho các ngươi, các ngươi hãy thực hiện trong khả năng của các ngươi.}
[Sahih (chính xác)] - [Do Al-Bukhari và Muslim ghi] - [Sahih Al-Bukhari - 7288]
Nabi ﷺ đã đề cập rằng các giáo luật Islam được chia thành ba loại: những gì được im lặng, những điều cấm đoán và những mệnh lệnh.
Thứ nhất: Những gì được im lặng, có nghĩa là không mang bất cứ phán quyết nào, và rằng căn bản của mọi thứ đều không bắt buộc. Trong thời của Thiên Sứ của Allah ﷺ cần phải hạn chế hỏi về những điều chưa xảy ra vì sợ rằng có thể áp đặt nghĩa vụ hoặc lệnh cấm đối với việc đó, nên Allah đã bỏ mặc nó vì lòng thương xót đối với tôi tớ của Ngài. Còn đối với những gì sau khi Thiên Sứ của Allah ﷺ qua đời, nếu câu hỏi ở dạng Fatwa (hỏi đáp) hoặc giáo dục cho những gì cần thiết liên quan đến vấn đề tôn giáo, thì điều đó được phép và thậm chí được lệnh, và nếu hỏi vì sự ngoan cố và gây khó khăn thì đó là ý nghĩa được đề cập trong Hadith này. Điều này là do nó có thể dẫn đến điều gì đó giống như những gì đã xảy ra với người dân Israel, khi họ được lệnh giết một con bò; nếu họ giết bất kỳ con bò nào, họ đã chấp hành, nhưng họ lại gây khó khăn nên họ đã bị gây khó khăn.
Thứ hai: Những điều cấm. Đó là, ai từ bỏ sẽ được ban thưởng và ai làm sẽ bị trừng phạt, vì vậy phải tránh tất cả mọi thứ bị cấm.
Thứ ba: Những mệnh lệnh; đó là, ai làm thì được ban thưởng còn ai từ bỏ sẽ bị phạt, vì vậy phải làm theo khả năng.