+ -

عَنْ أَبٍي سَعِيدٍ الخُدْرِيَّ رَضِيَ اللَّهُ عَنْهُ:
أَنَّ النَّبِيَّ صَلَّى اللهُ عَلَيْهِ وَسَلَّمَ جَلَسَ ذَاتَ يَوْمٍ عَلَى المِنْبَرِ وَجَلَسْنَا حَوْلَهُ، فَقَالَ: «إِنِّي مِمَّا أَخَافُ عَلَيْكُمْ مِنْ بَعْدِي، مَا يُفْتَحُ عَلَيْكُمْ مِنْ زَهْرَةِ الدُّنْيَا وَزِينَتِهَا» فَقَالَ رَجُلٌ: يَا رَسُولَ اللَّهِ، أَوَيَأْتِي الخَيْرُ بِالشَّرِّ؟ فَسَكَتَ النَّبِيُّ صَلَّى اللهُ عَلَيْهِ وَسَلَّمَ، فَقِيلَ لَهُ: مَا شَأْنُكَ؟ تُكَلِّمُ النَّبِيَّ صَلَّى اللهُ عَلَيْهِ وَسَلَّمَ وَلاَ يُكَلِّمُكَ؟ فَرَأَيْنَا أَنَّهُ يُنْزَلُ عَلَيْهِ؟ قَالَ: فَمَسَحَ عَنْهُ الرُّحَضَاءَ، فَقَالَ: «أَيْنَ السَّائِلُ؟» وَكَأَنَّهُ حَمِدَهُ، فَقَالَ: «إِنَّهُ لاَ يَأْتِي الخَيْرُ بِالشَّرِّ، وَإِنَّ مِمَّا يُنْبِتُ الرَّبِيعُ يَقْتُلُ أَوْ يُلِمُّ، إِلَّا آكِلَةَ الخَضْرَاءِ، أَكَلَتْ حَتَّى إِذَا امْتَدَّتْ خَاصِرَتَاهَا اسْتَقْبَلَتْ عَيْنَ الشَّمْسِ، فَثَلَطَتْ وَبَالَتْ، وَرَتَعَتْ، وَإِنَّ هَذَا المَالَ خَضِرَةٌ حُلْوَةٌ، فَنِعْمَ صَاحِبُ المُسْلِمِ مَا أَعْطَى مِنْهُ المِسْكِينَ وَاليَتِيمَ وَابْنَ السَّبِيلِ - أَوْ كَمَا قَالَ النَّبِيُّ صَلَّى اللهُ عَلَيْهِ وَسَلَّمَ - وَإِنَّهُ مَنْ يَأْخُذُهُ بِغَيْرِ حَقِّهِ، كَالَّذِي يَأْكُلُ وَلاَ يَشْبَعُ، وَيَكُونُ شَهِيدًا عَلَيْهِ يَوْمَ القِيَامَةِ».

[صحيح] - [متفق عليه] - [صحيح البخاري: 1465]
المزيــد ...

Ông Abu Sa'ed Al-Khudri thuật lại:
Một ngày nọ, Nabi ﷺ ngồi trên bục giảng và chúng tôi ngồi xung quanh Người, và Người nói: {Một trong những điều Ta lo sợ cho các ngươi sau Ta là những bông hoa và sự hào nhoáng của cuộc sống trần tục sẽ được mở ra cho các ngươi.} Thế là một người đàn ông nói: Thưa Thiên Sứ của Allah, chẳng lẽ điều tốt có thể gây ra điều xấu ư? Nabi ﷺ im lặng. Rồi có lời nói với người đàn ông đó: Có chuyện gì với ngươi? Ngươi có nói chuyện với Nabi ﷺ khiến Người không nói chuyện với ngươi? Và rồi chúng tôi thấy Người ﷺ bước xuống và lau mồ hôi trên trán, và nói: {Người hỏi đâu rồi?} Người ﷺ ca ngợi và tán dương Allah, nói: {Quả thật, cái tốt không mang lại cái xấu, nhưng những gì mùa xuân mọc lên, nó giết chết hoặc phá hủy (loài gia súc), ngoại trừ những con nào ăn cỏ xanh khi đã đủ no thì chúng hướng mặt về phía mặt trời, và chúng thải phân và nước tiểu. Quả thật, tài sản là một thứ xanh tươi và ngọt ngào, vì vậy chủ sở hữu Muslim được ban phước bởi những gì anh ta đã cho người nghèo, trẻ mồ côi và người lỡ đường; còn những kẻ chiếm lấy tài sản một cách bất chính giống như một người ăn mà không biết no, và nó sẽ là nhân chứng chống lại y vào Ngày Phục Sinh.}

[Sahih (chính xác)] - [Do Al-Bukhari và Muslim ghi] - [Sahih Al-Bukhari - 1465]

Giải thích

Một ngày nọ, Nabi ﷺ ngồi trên bục giảng nói chuyện với những người bạn đồng hành của mình, Người ﷺ:
Điều mà Ta lo sợ nhất cho các ngươi sau khi Ta chết là những gì sẽ mở ra cho các ngươi về những phước lành của trái đất, bông hoa của cuộc sống trần tục, sự trang hoàng và niềm vui của nó cũng như các loại hưởng thụ, quần áo, mùa màng và những thứ khác mà các ngươi có thể tự hào về vẻ đẹp của chúng bất chấp sự tồn tại ngắn ngủi của chúng.
Một người đàn ông nói: Bông hoa của cuộc sống trần tục là một phước lành từ Allah. Chẳng lẽ phước lành này lại biến thành một lời nguyền và sự trừng phạt chăng?!
Mọi người trách người hỏi khi nhìn thấy Người ﷺ im lặng và họ cho rằng điều đó đã khiến Người ﷺ tức giận.
Thế là sự mặc khải được ban xuống cho Người ﷺ, sau đó, Người lau mồ hôi trên trán và nói: Người hỏi đâu rồi?
Người đàn ông trả lời: Tôi đây.
Người ﷺ tạ ơn và ca ngợi Allah và nói: Điều tốt đích thực chỉ mang lại điều tốt, nhưng bông hoa này không phải là điều tốt thuần túy bởi vì sự xung đột, cạnh tranh và bận tâm với nó hơn là việc mong muốn ở thế giới Đời Sau. Sau đó, Người đưa ra một ví dụ về điều này và nói: Cây cỏ xanh tươi của mùa xuân là loại cây trồng hấp dẫn gia súc và nó có thể sẽ giết chết gia súc hoặc gia súc suýt bị giết do háu ăn, ngoại trừ những con nào ăn vừa no bụng, sau đó quay mặt ra nắng và thải chất dơ từ dạ dày ra ở dạng phân hoặc nước tiểu, sau đó chúng nâng thứ trong bụng lên nhai, rồi nuốt vào, rồi quay lại ăn.
Tài sản này giống như một loại cỏ xanh ngọt ngào, nó giết chết hoặc gần như giết chết với số lượng lớn, trừ khi một người giới hạn nó ở số lượng nhỏ cho nhu cầu thiết yếu và chỉ cần có được nó thông qua các phương tiện hợp giáo luật là đủ, thì điều đó không gây hại cho anh ta, và phước lành của một người Muslim là ở việc chia sẻ cho người nghèo, trẻ mồ côi, người lỡ đường, .. và ai thu gom tài sản một cách chính đáng thì sẽ được phước trong đó, còn ai thu gom tài sản một cách bất chính thì giống như một kẻ ăn không biết no, và tài sản đó sẽ làm nhân chứng chống lại anh ta vào Ngày Phục Sinh.

Bản dịch: tiếng Anh tiếng Urdu tiếng Tây Ban Nha tiếng Indonesia Uyghur tiếng Bengali tiếng Pháp tiếng Thổ Nhĩ Kỳ tiếng Nga tiếng Bosnian Sinhala tiếng Ấn Độ tiếng Trung Quốc tiếng Ba Tư tiếng Tagalog Người Kurd Hausa Người Bồ Đào Nha Malayalam Swahili Thái Lan Pushto Asami tiếng Amharic tiếng Hà Lan tiếng Gujarati tiếng Nepali
Xem nội dung bản dịch

Những bài học rút từ Hadith

  1. Học giả An-Nawawi nói: Hadith cho biết hồng phúc của tài sản dành cho những ai sử dụng nó một cách chính đáng và chi tiêu nó vào những mục đích tốt đẹp.
  2. Nabi ﷺ cho biết về tình trạng của cộng đồng tín đồ của Người, cũng như những hào nhoáng và cám dỗ của cuộc sống trần tục sẽ mở ra cho họ.
  3. Một trong những hướng dẫn của Nabi ﷺ là dùng những hình ảnh thí dụ để đưa ý nghĩa đến gần hơn.
  4. Khuyến khích hoạt động từ thiện và chi dùng tài sản vì những mục đích tốt đẹp, đồng thời cảnh báo sự keo kiệt.
  5. Trích lời nói của Người ﷺ: “Quả thật, cái tốt không mang lại cái xấu” rằng bổng lộc dù dồi dào cũng nằm trong số những thứ tốt, nhưng cái xấu sẽ đến với một người khi người đó keo kiệt, ích kỷ đối với những người xứng đáng chia sẻ và chi tiêu hoang phí về những gì giáo luật không quy định, và mọi thứ mà Allah đã định là tốt, không phải là xấu, và ngược lại. Và sợ rằng người được ban phước lành sẽ gặp phải điều gì đó xấu do sự chi dùng bổng lộc không phù hợp.
  6. Không trả lời ngay nếu cần phải suy ngẫm.
  7. At-Tibi nói: Có bốn loại được rút ra từ Hadith. 1- Người ăn một cách quá mức cho đến khi xương sườn sưng lên mà không thể cắt bỏ được thì cái chết sẽ nhanh chóng đến với người đó. 2- Người ăn như vậy nhưng sau khi bệnh tật đã xâm chiếm thì cố gắng đẩy lùi nhưng căn bệnh đã chế ngự và cái chết cũng đến với y. 3- Người ăn như vậy nhưng lại nhanh chống loại bỏ những gì có hại cho mình và dẫn đến bệnh tật và được an toàn. 4- Người ăn không quá mức cũng không háu ăn, mà chỉ giới hạn ở những gì thỏa mãn cơn đói và duy trì cơn khát của mình. Người đầu tiên là hình ảnh về một kẻ ngoại đạo; người thứ hai là hình ảnh về một tội nhân không chú ý đến việc từ bỏ tội lỗi và quan tâm đến việc sám hối cho đến khi lỡ mất cơ hội; người thứ ba là hình ảnh về một người cũng làm tội lỗi nhưng cuối cùng cũng kịp thời sám hối và được chấp nhận; và người thứ tư là hình ảnh về một người không màng nhiều đến thế gian, chỉ sống vừa đủ cho nhu cầu cần thiết và luôn mong muốn những gì ở Đời Sau.
  8. Học giả Ibnu Al-Munir nói: Có một số ví dụ tuyệt vời trong Hadith này. Thứ nhất: Ví tài sản và sự phát triển của nó với một cái cây và hình dáng của nó. Thứ hai: Ví một người bận rộn tìm kiếm tài sản và của cải với những con vật đang bận rộn trên cánh đồng cỏ dại. Thứ ba: Ví sự dư thừa và tích trữ tài sản với điều xấu của việc háu ăn và no đầy quá mức. Thứ tư: Ví người xuất từ nguồn tài sản khổng lồ của mình cho người xứng đáng một cách keo kiệt thái quá đến mức giống như các con vật chỉ thải chất dơ ra ngoài cơ thể của chúng, trong điều này có một dấu hiệu tuyệt vời về sự bẩn thỉu mà giáo luật chỉ ra. Thứ năm: Ví một người rút lui khỏi việc thu thập thêm bổng lộc khi đã đủ như một con cừu khi nó nằm nghiêng và quay mặt về phía mặt trời, đây là một trong những trạng thái bình thản và yên bình nhất của con cừu, và nó cho thấy nhận thức của con cừu về mặt tích cực của mình. Thứ sáu: Ví cái chết của người thu gom nhưng không chi dùng đúng cách với cái chết của một con vật không chú ý đến những gì có hại cho nó. Thứ bảy: Ví tài sản như kẻ thù. Tài sản có thể kiếm được và nó có thể mang lại tình yêu thương, nhưng nếu ngăn chặn nó khỏi những gì nó đáng phải làm thì nó sẽ trở thành lý do để trừng phạt người sở hữu nó. Thứ tám: Ví người chiếm lấy tài sản bất chính như con vật háu ăn và không biết no.
  9. Học giả As-Sindi nói: Trong Hadith phải có hai điều, một là thu thập tài sản một cách chính đáng, hai là sử dụng nó theo đúng mục đích chi tiêu, và khi một trong số đó không có mặt, nó sẽ trở nên có hại. ... có thể nói nó chỉ ra mối liên hệ giữa hai hạn chế. Một người sẽ không thể tiêu tài sản vào đúng những mục chi tiêu trừ khi anh ta lấy nó một cách chính đáng.