عَن أَبِي هُرَيْرَةَ رضي الله عنه عَنِ النَّبِيِّ صَلَّى اللهُ عَلَيْهِ وَسَلَّمَ، قَالَ:
«لاَ يَقُلْ أَحَدُكُمْ: اللَّهُمَّ اغْفِرْ لِي إِنْ شِئْتَ، ارْحَمْنِي إِنْ شِئْتَ، ارْزُقْنِي إِنْ شِئْتَ، وَليَعْزِمْ مَسْأَلَتَهُ، إِنَّهُ يَفْعَلُ مَا يَشَاءُ، لاَ مُكْرِهَ لَهُ».
ولمسلم: «وَلَكِنْ لِيَعْزِمِ الْمَسْأَلَةَ وَلْيُعَظِّمِ الرَّغْبَةَ، فَإِنَّ اللهَ لَا يَتَعَاظَمُهُ شَيْءٌ أَعْطَاهُ».
[صحيح] - [متفق عليه] - [صحيح البخاري: 7477]
المزيــد ...
Ông Abu Huroiroh thuật lại rằng Thiên Sứ của Allah ﷺ nói:
{Đừng ai trong số các ngươi nói: Lạy Allah, hãy tha thứ cho bề tôi nếu Ngài muốn, hãy thương xót bề nếu Ngài muốn, hãy ban bổng lộc cho bề tôi nếu Ngài muốn, mà hãy tha thiết mong muốn những gì mình cầu xin Ngài; quả thật Ngài làm những gì Ngài muốn, không gì có thể cưỡng ép được Ngài.}
[Sahih (chính xác)] - [Do Al-Bukhari và Muslim ghi] - [Sahih Al-Bukhari - 7477]
Thiên Sứ của Allah ﷺ cấm đặt điều kiện về bất cứ điều gì trong việc cầu xin Allah, ngay cả khi đó là ý muốn của Allah. Bởi vì điều chắc chắn rằng Allah sẽ không tha thứ trừ khi Ngài muốn, và việc áp đặt điều kiện ý muốn của Ngài chẳng có ý nghĩa gì, bởi vì nó chỉ áp đặt với ai đó được phép làm mà không có ý muốn của mình khác với Allah toàn năng. Thiên Sứ của Allah ﷺ cho biết rằng ở cuối Hadith với lời: {không gì có thể cưỡng ép được Ngài} cũng như {không có bất cứ điều gì làm cho Ngài bất lực} và không có gì là quá lớn đối với Ngài đến nỗi chúng ta phải nói {nếu muốn}; và việc kèm theo ý muốn là một kiểu bất cần sự tha thứ của Ngài, vì vậy câu nói của người nói: Nếu bạn muốn cho tôi cái này cái kia thì hãy làm, không được dùng ngoại trừ với người không cần nó hoặc với những người bất lực; còn đối với người có khả năng, và người thực sự cần đến người đó luôn mong đợi kiên định những gì mình kêu cầu từ người đó. Một người thực sự cần Allah kêu cầu Ngài sẽ tha thiết mong đợi điều mình kêu cầu với Ngài, và anh ta hướng về Allah bởi vì Ngài giàu có toàn diện và tuyệt đối, có khả năng làm được mọi việc.