+ -

عَنْ أَبِي هُرَيْرَةَ رَضيَ اللهُ عنهُ قَالَ: قَالَ رَسُولُ اللهِ صَلَّى اللهُ عَلَيْهِ وَسَلَّمَ:
«انْظُرُوا إِلَى مَنْ أَسْفَلَ مِنْكُمْ، وَلَا تَنْظُرُوا إِلَى مَنْ هُوَ فَوْقَكُمْ، فَهُوَ أَجْدَرُ أَلَّا تَزْدَرُوا نِعْمَةَ اللهِ عَلَيْكُمْ».

[صحيح] - [متفق عليه] - [صحيح مسلم: 2963]
المزيــد ...

Ông Abu Huroiroh thuật lại rằng Thiên Sứ của Allah ﷺ nói:
{Các ngươi hãy nhìn xuống những người ở dưới mình, và đừng nhìn lên những người ở trên mình, bởi vì như vậy các ngươi không coi thường những phước lành của Allah dành cho mình.}

[Sahih (chính xác)] - [Do Al-Bukhari và Muslim ghi] - [Sahih Muslim - 2963]

Giải thích

Nabi ﷺ đã ra lệnh cho người Muslim nên nhìn vào các vấn đề của thế giới này, chẳng hạn như địa vị, tiền bạc, uy tín, v.v., so với những người có điều kiện thấp hơn mình, và không nên nhìn vào những vấn đề đó so với những người có điều kiện cao hơn và tốt hơn mình, vì việc nhìn vào những người thấp hơn là đáng hơn và tốt hơn, do nó giúp người đó không coi thường những phước lành của Allah dành cho mình.

Bản dịch: tiếng Anh tiếng Urdu tiếng Tây Ban Nha tiếng Indonesia tiếng Pháp tiếng Thổ Nhĩ Kỳ tiếng Nga tiếng Bosnian tiếng Ấn Độ tiếng Trung Quốc tiếng Ba Tư Người Kurd Hausa Swahili Thái Lan Asami tiếng Hà Lan
Xem nội dung bản dịch

Những bài học rút từ Hadith

  1. Sự hài lòng là đạo đức cao đẹp của những người có đức tin, và đó là dấu hiệu của sự hài lòng với an bài của Allah.
  2. Học giả Ibnu Jarir nói: Đây là một Hadith bao gồm tất cả những điều tốt đẹp, bởi vì nếu một người nhìn thấy ai đó có phúc lành trên đời này, tâm hồn người đó khao khát điều gì đó tương tự, và người đó coi thường những phước lành của Allah Tối Cao đã dành cho mình, và tìm cách gia tăng để bắt kịp hoặc đến gần với điều đó. Đây là điều được thấy ở hầu hết mọi người, nhưng nếu anh ta nhìn vào những thứ của thế giới này với những người kém cỏi hơn anh ta về chúng, thì anh ta thấy rõ rằng Allah Tối Cao đã ban phước lành cho anh ta, vì vậy anh ta cảm ơn điều đó, anh ta hạ mình với Ngài và trong sự việc đó là điều tốt đẹp.