+ -

عَنِ النُّعْمَانِ بْنِ بَشِيرٍ رَضيَ اللهُ عنهُما:
أَنَّ أُمَّهُ بِنْتَ رَوَاحَةَ سَأَلَتْ أَبَاهُ بَعْضَ الْمَوْهِبَةِ مِنْ مَالِهِ لِابْنِهَا، فَالْتَوَى بِهَا سَنَةً ثُمَّ بَدَا لَهُ، فَقَالَتْ: لَا أَرْضَى حَتَّى تُشْهِدَ رَسُولَ اللهِ صَلَّى اللهُ عَلَيْهِ وَسَلَّمَ عَلَى مَا وَهَبْتَ لِابْنِي، فَأَخَذَ أَبِي بِيَدِي وَأَنَا يَوْمَئِذٍ غُلَامٌ، فَأَتَى رَسُولَ اللهِ صَلَّى اللهُ عَلَيْهِ وَسَلَّمَ، فَقَالَ: يَا رَسُولَ اللهِ، إِنَّ أُمَّ هَذَا بِنْتَ رَوَاحَةَ أَعْجَبَهَا أَنْ أُشْهِدَكَ عَلَى الَّذِي وَهَبْتُ لِابْنِهَا، فَقَالَ رَسُولُ اللهِ صَلَّى اللهُ عَلَيْهِ وَسَلَّمَ: «يَا بَشِيرُ، أَلَكَ وَلَدٌ سِوَى هَذَا؟» قَالَ: نَعَمْ، فَقَالَ: «أَكُلَّهُمْ وَهَبْتَ لَهُ مِثْلَ هَذَا؟» قَالَ: لَا، قَالَ: «فَلَا تُشْهِدْنِي إِذن، فَإِنِّي لَا أَشْهَدُ عَلَى جَوْرٍ»، ولِمُسْلِمٍ: «فَأَشْهِدْ عَلَى هَذَا غَيْرِي».

[صحيح] - [متفق عليه، وله ألفاظ عديدة] - [صحيح مسلم: 1623]
المزيــد ...

Ông An-Nu'man bin Bashir thuật lại rằng:
Mẹ của ông, con gái của Rawahah, đã xin cha ông một món quà nào đó từ tiền của ông ấy cho con trai bà, nhưng ông ấy đã do dự trong một năm với nó và sau đó mới thực hiện yêu câu của bà, và bà nói: Tôi sẽ không hài lòng cho đến khi ông yêu cầu Thiên Sứ của Allah ﷺ làm chứng cho những gì ông đã ban cho con trai tôi. Thế là cha tôi đã nắm lấy tay tôi - lúc đó tôi còn là một cậu bé - đến với Thiên Sứ của Allah ﷺ. Cha tôi nói: Hỡi Thiên Sứ của Allah, mẹ của của đứa trẻ này là con gái của Rawahah và cô ta muốn tôi yêu cầu Người làm chứng cho những gì tôi trao tặng cho con trai cô ấy. Vì vậy, Thiên Sứ của Allah ﷺ nói: {Hỡi Bashir, ngoài đứa con trai này ngươi còn có đứa con trai nào khác không?} Cha tôi nói: Vâng có. Người ﷺ nói: {Ngươi có trao tặng tất cả chúng giống thế này không?} Cha tôi nói: Không. Người ﷺ nói: {Vậy thì đừng yêu cầu Ta làm chứng, vì Ta không làm chứng cho sự bất công}, còn trong lời dẫn do Muslim ghi: {Vậy thì hãy để những người khác làm chứng cho điều này.}

[Sahih (chính xác)] - - [Sahih Muslim - 1623]

Giải thích

An-Nu'man bin Bashir cho biết rằng mẹ của ông, bà 'Amrah còn gái của Rawahah, đã xin cha của ông một món quà nào đó từ tiền của ông ấy cho con trai bà, nhưng ông ấy đã do dự và trì hoãn nó trong một thời gian. Một năm sau, ông ấy đáp lại yêu cầu của bà rằng sẽ tặng con trai mình là An-Nu'man, nhưng bà nói: Tôi sẽ không hài lòng cho đến khi ông yêu cầu Thiên Sứ của Allah ﷺ làm chứng cho những gì ông sẽ cho con trai tôi. Vì vậy, cha tôi đã nắm lấy tay tôi khi tôi còn là một cậu bé đến gặp Thiên Sứ của Allah ﷺ và nói: Hỡi Thiên Sứ của Allah, mẹ của đứa trẻ này là con gái của Rawahah và cô ấy muốn tôi yêu cầu Người làm chứng về những gì tôi sẽ trao tặng con trai cô ấy. Vì vậy, Người ﷺ nói: Hỡi Bashir, ngoài đứa con trai này, ngươi còn đứa con trai nào khác nữa không? Ông ấy nói: Thưa có. Người ﷺ nói: {Ngươi có trao tặng tất cả chúng giống thế này không?} Ông ấy nói: Thưa không. Người ﷺ nói: {Vậy thì đừng yêu cầu Ta làm chứng, vì Ta không làm chứng cho sự bất công.} Còn trong lời dẫn do Muslim ghi: {Vậy thì hãy để những người khác làm chứng cho điều này.}

Bản dịch: tiếng Anh tiếng Urdu tiếng Tây Ban Nha tiếng Indonesia Uyghur tiếng Bengali tiếng Pháp tiếng Thổ Nhĩ Kỳ tiếng Nga tiếng Bosnian tiếng Ấn Độ tiếng Trung Quốc tiếng Ba Tư tiếng Tagalog Người Kurd Hausa Người Bồ Đào Nha Swahili Asami tiếng Hà Lan
Xem nội dung bản dịch

Những bài học rút từ Hadith

  1. Bắt buộc phải công bằng giữa con trai và con gái trong việc tặng quà, còn đối với việc cấp dưỡng thì tùy theo nhu cầu của mỗi đứa con.
  2. Ưu tiên một số đứa con này hơn những đứa con khác là không công bằng, không được phép làm chứng cho điều đó hoặc thực hiện việc đó.
  3. An-Nawawi nói: Một người nên công bằng giữa các con của mình về quà tặng, và tặng quà cho mỗi đứa như nhau và không có sự ưu tiên cho bất cứ đứa nào, và anh ta nên công bằng giữa con trai và con gái. Một số bạn đồng hành của chúng tôi đã nói: Con trai bằng hai phần của con gái, nhưng luồng quan điểm đúng đắn nổi tiếng là anh ta nên công bằng giữa chúng dựa trên ý nghĩa rõ ràng của Hadith.
  4. Các phán quyết trái với giáo luật Islam là không hợp lệ và không được thi hành.
  5. Hakim (người giữ vai trò phán quyết) và Mufti (cố vấn luật) phải hỏi rõ ràng rằng người cha đó có ưu tiên cho bất kỳ người con nào không, bởi vì Người ﷺ nói: {Ngươi đã làm điều này với tất cả con cái mình à?}
  6. An-Nawawi nói: Trong Hadith còn chứa đựng điều: Người cha được phép lấy lại món quà của đứa con.
  7. Lệnh phải làm những gì dẫn đến sự hòa hợp giữa anh em và tránh những gì gây ra sự thù địch giữa chúng hoặc gây ra sự bất hiếu đối với cha mẹ.